A PHP Error was encountered

Severity: Notice

Message: Only variable references should be returned by reference

Filename: core/Common.php

Line Number: 257

Hàng không châu Á gấp rút đào tạo phi công - Đại lý đặt vé máy bay giá rẻ

Hàng không châu Á gấp rút đào tạo phi công

Những hãng hàng không giá rẻ thi nhau ra đời khắp châu Á - Thái Bình Dương khiến tình trạng thiếu hụt phi công trở nên trầm trọng hơn.

Hàng không châu Á gấp rút đào tạo phi công
Mới nhất là hãng V, hãng vé rẻ đầu tiên ở Đài Loan ra đời, tham gia đội ngũ đông đảo các hãng bay giá rẻ ở khu vực như AirAsia (Malaysia), Lion Air (Indonesia), Indigo Air (Ấn Độ), VietJet Air (Việt Nam)... Các hãng này thi nhau đặt mua hàng trăm máy bay, góp phần gia tăng thiếu hụt phi công.
 

Thiếu phi công thì mở trường

 
Trong bản dự báo Pilot & Technician Outlook on Asia Pacific mà Boeing mới công bố, trong hai thập niên tới, nhu cầu phi công ở châu Á - Thái Bình Dương (CATBD) sẽ tăng 7%. Theo Boeing, từ nay đến 2032, CATBD sẽ cần đến 192.300 phi công lái máy bay thương mại và 215.300 kỹ sư, kỹ thuật viên hàng không.
 
Đặc biệt, khu vực Đông Bắc Á bao gồm Hàn Quốc và Trung Quốc có nhu cầu cao nhất về phi công, kỹ sư và kỹ thuật viên hàng không. Riêng Trung Quốc sẽ cần thêm 77.400 phi công và 93.900 kỹ thuật viên hàng không.
 
Trong khi lớp phi công trẻ chưa ra trường, các hãng truyền thống lẫn các hãng vé rẻ ở CATBD vẫn phải tiếp tục “ve vãn”, chiêu dụ các cơ trưởng, cơ phó các hãng hàng không phương Tây với mức lương thường cao gấp hai lần so với cơ trưởng, cơ phó “nội”.
 
Để tránh phải trả lương cao cho phi công ngoại, một số hãng châu Á đã quyết định đầu tư trường đào tạo. Chẳng hạn hãng bay quốc gia Air India của Ấn Độ. Còn InterGlobe Enterprises, tập đoàn sở hữu hãng IndiGo đã lập liên doanh với nhà sản xuất Canada CAE xây dựng trung tâm đào tạo phi công lớn nhất tại Ấn Độ. Học viên tốt nghiệp ngôi trường trị giá 25 triệu USD này - tọa lạc tại Noida, bang Uttar Pradesh -  sẽ có chứng nhận của Airbus.
 
Theo kế hoạch, đến năm 2017, trường này đạt mức đủ khả năng mỗi năm đào tạo hơn 5.000 phi công, có thể trở thành nhà đào tạo phi công cho các thị trường hàng xóm như Bangladesh, Bhutan, Myanmar và Nepal.
 
Cần biết rằng hãng IndiGo đang khai thác 75 chiếc Airbus A320 và đã đặt mua thêm 190 chiếc A320 ceo và A320 neo.
 
Nếu việc xây dựng tiến hành đúng kế hoạch thì đến năm 2015, trong Khu Kinh tế tự do gần sân bay quốc tế Incheon, thủ đô Seoul (Hàn Quốc) sẽ hoàn tất một cơ sở đào tạo phi công rộng lớn. Với 12 thiết bị bay mô phỏng, cơ sở này sẽ rất thuận tiện cho nhu cầu đào tạo, huấn luyện phi công của hãng Korean Air.
 
Phần Jeppese, một công ty phụ thuộc của Boeing, đang ra sức hợp tác với nhiều trung tâm đào tạo phi công khắp thế giới, chẳng hạn Trường Hàng không Emirates tại Dubai chuyên cung ứng các bài học nhập môn cho sinh viên muốn trở thành phi công. Với những đơn hàng cực lớn cho các loại máy bay mới của cả Airbus lẫn Boeing, hãng Emirates Airlines cần rất nhiều phi công.
 

“Sư tử bay” cần nhiều cơ trưởng nhất

 
Tại Indonesia, hãng Lion Air đã đặt mua hơn 700 máy bay mới nên cũng rất cần phi công. May là hãng có sẵn trường huấn luyện phi công Angkasa Aviation Academy và đang tìm đối tác có kinh nghiệm chuyên ngành để cùng thành lập liên doanh để các lớp phi công thế hệ tiếp sẽ hội đủ các điều kiện lái máy bay đề ra bởi FAA (Cục Hàng không Liên bang Mỹ) và EASA (Cục Hàng không châu Âu).
 
Lion Air đang thuê 360 cơ trưởng và 400 cơ phó. Ngoài ra trong trường đào tạo của hãng còn có 50 sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp thành cơ trưởng và 70 sinh viên sẽ thành cơ phó. Riêng năm 2014, hãng cần có thêm 100 cơ trưởng và 100 cơ phó.
 
“Chúng tôi luôn trong tình trạng thiếu cơ trưởng”, một viên chức cao cấp của Lion Air cho biết. “Sau khi hãng Batavia Air gẫy cánh, chúng tôi đã mời được nhiều cơ trưởng lái Airbus A320 của hãng về với chúng tôi. Họ được bổ sung kỹ thuật lái máy bay Boeing 737, nhưng trong năm 2014 này sẽ quay trở lại lái A320”. Viên chức này còn cho biết Lion Air đã thuê được một số cơ phó từ nước láng giềng Malaysia vì “Malaysia thừa cơ phó”.
 
Năm 2013 qua, Lion Air  đã khai sinh Thai Lion Air là hãng liên doanh tại Thái Lan. Kế hoạch là sẽ triển khai một chương trình riêng biệt, qua đó những sinh viên tốt nghiệp các trường đào tạo phi công tại Thái Lan có thể trở thành cơ phó lái máy bay cho Lion Air tại Indonesia một thời gian rồi về lái cho Thai Lion Air tại Thái Lan.
 
Trường hàng không của Lion Air đã đặt mua 40 chiếc Cessna 172 tổng trị giá 15 triệu USD, 5 mô-đun bay mô phỏng dành huấn luyện học viên tập điều khiển các loại máy bay phản lực Boeing 737, A320 và máy bay cánh quạt ATR.
 
Đội máy bay của hãng này sẽ không ngừng gia tăng về số lượng (hiện có 68 chiếc B737-900ER; 20 chiếc B737-800; 10 chiếc 737-300/400 và 2 chiếc B747) do đã ký lệnh mua 234 chiếc A 320 tổng trị giá khoảng 24 tỉ USD tính theo giá niêm yết catalô.
 
Ngoài ra, trong tập đoàn Lion Group còn có Wings Air (khai thác 20 chiếc ATR 72-500 và 7 chiếc ATR-72-600); Batik Air (6 chiếc B737-900ER); Malindo Air (6 chiếc B737-900ER và 3 chiếc ATR 72-600) và Thai Lion Air (2 chiếc B737-900ER và 2 chiếc B737-800).
 

Trung tâm đào tạo thi nhau mọc lên

 
Tại Việt Nam, từ năm 2009 Công ty CP Bay Việt (VFT) đã đi vào hoạt động, chuyên đào tạo phi công cơ bản với sự góp vốn của 8 cổ đông, trong đó có Vietnam Airlines, Công ty thuê mua máy bay, Quân chủng Phòng không - Không quân, Học viện Hàng không. Chương trình đào tạo có sự hợp tác của Học viện Hàng không ESMA (Pháp).
 
AirAsia, hãng giá vẻ rẻ đầu tiên và lớn nhất châu Á là khách hàng mua nhiều máy bay dòng A 320 nhất. Ngoài số hơn 100 chiếc A320 đang khai thác, hãng đặt mua thêm 475 chiếc, gồm 264 chiếc A320neo và 211 chiếc A320ceo.
 
Bắt tay hợp tác với CAE, AirAsia đã xây dựng tại Kuala Lumpur một trung tâm đào tạo lớn nhất Đông Nam Á chuyên huấn luyện phi công, tiếp viên phi hành, kỹ sư bảo dưỡng máy bay và nhân viên mặt đất.
 
Hãng Thai Airways International đã duyệt kinh phí 780.000 USD thành lập trường đào tạo phi công và nhân viên mặt đất.
 
Hãng vé rẻ Cebu Pacific của Philippines cũng hợp tác với CAE mở trường huấn luyện phi công (Philippine Academy for Aviation Training) với vốn 50 triệu USD.
 
Nhà sản xuất máy bay cánh quạt ATR đã khánh thành trung tâm huấn luyện phi công lái các loại máy bay ATR 42 và ATR 72 tọa lạc trong Công viên Hàng không và Không gian Seletar ở Singapore.
 
Trong Seletar còn có trung tâm huấn luyện phi công lái máy bay phản lực Embraer của nhà sản xuất Embraer (Brazil).
 
Mới đây tại sự kiện Singapore Air Show 2014 đã hình thành thêm một dự án đào tạo phi công. Đó là liên doanh 80 triệu đôla Singapore giữa Airbus (góp 55%) và Singapore Airlines (góp 45%) tại Singapore. Trung tâm này sẽ đào tạo phi công cho các hãng không châu Á đang khai thác máy bay Airbus, từ A320, A330 qua máy bay khổng lồ A380 và dòng máy bay mới nhất A350 (dự kiến sẽ bay thương mại từ nửa sau năm 2014).
 
(Nguồn:tinnong.vn)
 
Tin Khác:

(08) 39.899.100

Tìm kiếm chuyến bay

Khứ hồi Một chiều
Hướng dẫn đặt vé
Tài khoản


VÉ QUỐC TẾ
  • My status Ms. Dung 0967 177 575
VÉ NỘI ĐỊA
  • My status Ms. Ngân 0906.957.499
  • My status Mr. Bình 0982 048 004
  • My status Ms. Thương 0966.980.946
Tổng đài hỗ trợ: (08) 39.899.100
HỖ TRỢ KỸ THUẬT(08) 39.897.562